Phóng Sự Bão Lụt 2004 Bác Sĩ Hồ Đắc Duy |
TẢN MẠN VỀ LŨ NĂM 2004 VÀ DỊCH CÚM GÀ
Như mọi năm khỏang trung tuần tháng 8 dương lịch là nước bắc đầu từ Campuchia tràn về Viết nam theo hai hưóng An Giang - Hồng Ngự qua sông Cửu Long và Long An - Mộc Hóa - Thạnh Hóa qua sông Vàm cỏ. Long Thạnh là một vùng xa và sâu nhất của huyện Thủ Thừa Tỉnh Long An hướng đi Trà Cú giáp ranh với Campuchia, là một vùng trủng nước thường đổ về đây sớm nhất , khác với các năm trước giờ này nước đã tràn đồng và giao thông gián đoạn, con lộ duy nhất đi từ cầu treo Vàm thủ vào My Lạc bị ngập sâu dứoi dòng nước lũ nay đã được tôn cao gần 1 mét , con lộ trở thành một con đê nằm giữa những cánh đồng trắng xóa mênh mông nước
Hai bên con đường là các cụm dân cư mọc lên như ở cầu Bà Miều , cầu Ông Xe , cầu Bà Giải , cầu Lộp Cộp...., Trường Mỹ Lạc A được xây mới trên một khu đất được tôn cao nên trẻ con vẫn có thể đến trường được , nhớ lại mấy mùa lũ năm trước giờ này thì trường học , trạm xá , chợ búa , đường giao thông đều bị nhận chìm trong nước lũ , mọi di chuyễn của người dân là ghe và bè chuối
Theo dự kiến thì ĐBSCL sẽ có 682 cụm tuyến dân cư nhưng đến nay tiến độ xây dựng còn quá chậm , đến cuối tháng 8 năm 2004 mới có 547 cụm tuyến dân cư hoàn thành việc tôn nền , trong đó chỉ có 10% trong tổng số 170.000 căn nhà xây mới cho người nghèo được xây dựng , 19% là có các công trình giao thông nội bộ và cấp nước , 13 % có hệ thống thoát nước....như vậy số hộ sống không bị nước ngập nhà trong vùng mới chỉ đạt 22% so với kế hoạch
Năm nay mặc dù đang là đỉnh cao của mùa lũ nhưng chúng tôi vẫn có thể đi bằng xe gắn máy suốt con đường dài 20 Km từ Vàm Thủ đến Trà Cú mà không gặp trở ngại , không còn có thấy cảnh dân quê nhốn nháo chạy lũ như các năm về trước nữa , nhìn xa vào trong đồng thình thoảng thấy đôi ba nóc nhà mà nền nhà đã được tôn cao hơn mực nước lũ năm 2000 như các ốc đảo , hình như người dân không mặn nồng với các cụm dân cư tránh lũ , hầu hết các cụm dân cư mà chúng tôi đi qua trong vùng này không thấy có sự hiện diện nhà cửa mà chỉ là những bải đất trống bao la
Hiện tại mới chỉ giải quyết 22% hộ dân còn 78% số hộ sống ra sao ? đó là mối quan tâm của nhiều người
Đi về vùng tứ giác Long Xuyên , khu vực Đồng Tháp Mười , đi về Mộc Hóa , Tân Hưng , Long Thuận – Trà Cú mới thấy bây giờ nó trở thành một biễn nước mênh mông mà nhiều nơi đỉnh lũ chỉ kém năm 2000 vài tấc , 10 ngày trước mực nước cao nhất ở sôngTiền đo ở Tân Châu là 4, 02 m , trên sông Hậu tại Châu Đốc là 3 ,74 m thế nhưng người dân nơi đây hình như không ai bân tâm bởi lẻ một số ít may mắn được sống yên ổn trên những cụm tuyến dân cư vượt lũ còn phần còn lại họ tự giải quyết lấy cũng rất là khoa học và không tốn kém nhiều lắm mà khỏi rời bỏ căn nhà nơi họ đã sống bằng cách nâng , tôn cao nền lên bằng hay cao hơn mực nước lũ năm 2000 , sửa lại đôi chút và mua thêm một chiếc xuồng vừa để làm kế sinh nhai và phương tiện di chuyễn vì thế nên các hộ có dư chút ít tiền họ không muốn vào ở tập trung trong các cụm tuyến dân cư phần thì chật chội phần thì khó chăm sóc đàn gia cầm như heo , gà vịt...mà có muốn đi kéo lưới giăng câu thì cũng trở ngại
Người dân vùng lũ thích nghi rất nhạy bén , họ nghĩ ra cách trồng hoa màu trên mặt nước , nuôi tôm càng xanh , cá trong mùng lứơi , trong bè , nuôi vịt , giăng lưới , đặt lộp câu , săn chuột , rắn .... và đợi cho lũ rút là thu hoạch mà những công việc này thì ở giữa đồng , ngay tại chung quanh nhà họ mới thực hiện được dể dàng mà thôi
Chuyện dịch cúm gia cầm với vùng nước lũ tràn về cũng một mối lo ngại cho chính quyền và cho dân , dĩ nhiên đã có nhiều , dự báo , khuyến cáo , thông báo , lệnh cấm....từ ngành Thú Y và chính quyền địa phương đến dân
Theo một điều tra , tìm hiểu của một tờ báo có uy tín viết vào ngày 19 /10/04 “ .... qua tìm hiểu , người dân địa phương thừa nhận gà chết rãi rác khoảng 1 tháng nhưng họ vẫn đem tiêu thụ ra thị trường. Tại huyện Vị Thanh ( Hậu Giang ), hiện tượng gà chết tập trung ở một số nơi . Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương phủ nhận thông tin “ Cúm gà tái xuất hiên ”. Vì vậy số gà chết vẫn chưa biết nguyên nhân . Theo đánh giá của người dân , số gà bị chết trong thời gian qua rất giống triệu chúng của đợt đại dịch cúm vừa rồi ”
Một trại gà vịt nuôi vài ba ngàn con , thậm chí cả một vạn con gọi là lớn nhưng cũng không là gì đối với tổng số gà vịt có trong dân , ở nông thôn mỗi nhà nuôi vài ba chục con gà vịt , hay một bầy vịt một hai trăm con để cải thiên đời sống , để giổ chạp , cưới hỏi , tết nhất là chuyên bình thường , số lượng cán bộ thú y và phương tiện của họ đâu có đủ mà đến kiễm tra , kiễm soát cả mấy trăm hộ dân của một làng sống rãi rác trong đồng huống gì là trong một ấp xã ấy thế mà Cục Thú Y lại ra một thông báo ngày 21/10/04 về tình hình Cúm Gia Cầm như sau : “.....trong trường hợp dịch xãy ra mà chi cục thú y không báo cáo theo qui định cho ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh , thành phố , Cục Thú Y thì sẽ đê2 nghị kỷ luật các cán bộ liên quan ”
Khi nước lũ chưa về , khi gà vịt có vài ba con chết ,dân , ngươi có ý thức đem chôn , còn lại theo thói quen là vứt xác xuống ao , mương ... đến mùa nước nỗi có muốn chôn cũng không có đất , hầu như tất cả xác chết gà vit đều quẵng xuống giòng nước lũ tha hồ muốn trôi đi đâu thì đi , gặp chổ nước không chảy thì cứ bập bềnh chờ ngày thối rữa
Vì thế mà dịch cúm gia cầm khó có cơ ngăn chặn lây lan triệt để trong mùa nước nỗi
Chuyện trẻ con chết đuối trong mùa nước nỗi cũng là một nỗi đau cho xã hội , các điễm giử trẻ là sáng kiến tốt nhất đã làm ra hạ tỷ lệ tử vong cho các em, còn một tai nạn mà ít người để ý đến là rắn cắn nhất là rắn lục, có thể rắn bò vào nhà hay là trên cây rớt xuống khi mùa nước lên.
BS HỒ ĐẮC DUY
Ngày 23 tháng 10 năm 2004
|
|
|
|
|
|
Last modified: October 28, 2004