Phóng Sự Bão Lụt Bác Sĩ Hồ Đắc Duy |
Trường tiểu học Tà Kíp , Cả Gừa
trong cơn lũ đầu mùa năm 2001
Trường tiểu học Cả Gừa thuộc xã Bình Phong Thạnh – Huyện Mộc Hoá – Tỉnh Long An cách biên giới Campuchia khoảng 3 km, trường nằm trên một nền đất rộng khoảng 250m2 được đắp cách đây 3 năm , độ cao của nền đất này cao hơn mực nước lũ năm 1997 một chút, nền đất như một ốc đảo, xung quanh toàn nước. Ở đây không có điện, không có nước sạch , liên lạc với bên ngoài chỉ có một con đường độc đạo bằng đất đắp nối với xã và vùng dân cư chung quanh thì hiện nay đã bị chìm trong nước lũ, cách đây một tuần lễ.
Phương tiện duy nhất để đến trường tiểu học này là ghe. Trường hiện có khoảng 78 em học sinh bao gồm 6 lớp, từ mẫu giáo đến lớp 5. Các em là con của những gia đình kinh tế mới về đây lập nghiệp, họ đến từ Thủ Thừa, Bến Tre, Cần Đước, Tân Trụ …Nhóm chúng tôi đến đây lúc 16 giờ 30 sau khi đã đi qua 4 trường tiểu học.
Khởi hành lúc 6:15 ngày 1 /9/01 TP. Hồ Chí Minh Đoàn Cứu Trợ đi thẳng đến huyện Tân Thạnh, từ ngã ba Tân Thạnh đi vào huyện Mộc Hoá con đường đang được đổ đất đỏ có nhiều đoạn nhấp nhô lồi lõm, chỉ cần qua một trận mưa là lầy lội , trơn trược rất khó cho việc đi lại. Chuyện trong tương lai khi lũ lụt tràn về vào tháng tới, nước ngập đồng để đi đến Mộc Hóa bằng đường bộ chắc cũng phải lắm trần ai.
Khi xe qua xã Tân Kiên Tân Lập đến cầu Song Sắt thì hai bên đường nước lũ đã ngập đồng, các ngôi nhà phia trong sâu chia cắt nhau như những ốc đảo, ghe thuyền là phương tiện đi lại của vùng này. Từ ngã ba Tân Thạnh một chiếc xuồng có gắn động cơ của Trung Tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triễn Dược liệu Đồng Tháp Mười (REMEDICA) thuộc Bộ Y Tế ra đón nhóm chúng tôi. Từ đây xuồng máy phải chạy 1 giờ mới đến Trung tâm Khu Bảo tồn , Khu vực này cách đường quốc lộ khoảng hơn 25 km muốn đến thì phải đi xuồng , nó không có dường bộ.
Xuồng máy đưa chúng tôi đi tắc ngang qua các đoạn kênh và các nhánh của sông Vàm Cỏ Tây, đi sâu vào trong hướng về phía biên giới Campuchia , càng đi sâu thì nước sông ở đây càng trở nên đục ngầu phù sa, nước chảy mạnh, xác thân cây gỗ mục và từng đám lục bình lớn bập bền trôi theo dòng chảy xuôi về Tân Thạnh. Rừng tràm dày đặc bạt ngàn hai bên ngập chìm trong làn nước. Thỉnh thoảng cũng có thể nhìn thấy vài nhà dân mà nước lũ đã dâng lên tận cửa, nhà trống hoang có lẽ họ đã di dời đến chỗ khác cao hơn. 12 giờ chúng tôi mới đến được khu nhà của Trung tâm, đó là một khu đất đắp cao, được xây kiên cố và bao quanh là hàng đê đất đang được gia cố bằng cừ tràm. Đón chúng tôi là Kỹ sư Lâm Viết Lợi - Phó Giám đốc Trung tâm, anh người gốc Huế , xuất thân từ Trường Bán Công Huế , một người nhanh nhẹn, hoạt bát và vui tính, anh đã gắn bó với Trung tâm hơn 17 năm nay từ khi vùng dất này được khai hoang.
Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Dược liệu Đồng Tháp Mười tọa lạc trên một khu vực rộng hơn 1000 hecta, đa số là rừng tràm, với các con kênh ngang dọc chia cắt tạo ra những Ô Vuông sinh thái đặc biệt , ở đây có khoảng hơn 100 nhân viên và công nhân , có phòng thí nghiệm và sản xuất theo công nghệ khá hiện đại , Trung Tâm có máy phát điện riêng . Kỹ sư Lợi cho biết cách đây 1 tuần khi lũ vừa về tại đây xuất hiện 17 con chim lạ chưa xác định thuộc loài nào bay đến đây tạm trú – Chim đứng cao hơn đầu người mà Trung tâm đã kịp chụp được hình và quay vài đoạn video về chúng.
Mục đích của đoàn cứu trợ trước hết là mang đến sự động viên tinh thần cho các em học sinh vùng lũ và kế đến là tặng 600 phần qua,ø trong đó 300 phần qùa mỗi phần gồm 5 quyền tập, 2 cây bút và 40 000 đồng tiền mặt, 300 phần qùa gồm 5 quyển tập, 2 cây bút và 70 000 đồng tiền mặt. Tất cả các phần quà này do nhóm MFR2000 (Mekong Flood Relief) gửi tặng.
Đoàn cứu trợ chúng tôi gồm có GS Hồ Thanh Phong - Hiệu phó trường Đại Học Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, Dược sĩ Phan Đức Bình – Phó Tổng Biên Tập báo Thuốc và Sức khỏe, Dược sĩ Phan Hữu Hiền – Giám đốc công ty Phước Thịnh, Bác sĩ Hồ Đắc Duy – Ban xã hội cứu trợ báo Khoa Học Phổ Thông và cô Tăng Lệ Bình – SV trường Đại Học Kinh Tế.
Sáu địa điểm mà đoàn chúng tôi đến được là:
Trường Hương Tràm, Trường tiểu học Nồi Gọ , Trường tiểu học Cây Cám
Trường PTCS Bình Phong Thạnh , Trường tiểu học Tà Kép và trường tiểu học Cả Gừa
Thầy Hiệu trưởng trẻ Trương Thanh Tuấn một mình phải đảm đương 5 điểm trường mà mỗi điểm trường có khi cách nhau đến 5 km đường sông. Anh đã cùng Kỹ sư Lợi hướng dẫn đoàn cứu trợ chúng tôi đến các địa điểm , giúp đỡ đoàn cứu trợ phát qùa cho các em còn có 2 chị công nhân rất nhiệt tình của Trung tâm. Mỗi lớp có trung bình từ 10 đến 20 em học sinh, thầy Cao Văn Trung, Cô Huỳnh Thị Tuyết Nga là giáo viên đứng lớp 4 và lớp 2C, thầy Trung cho biết thầy đã gắn bó với trường tiểu học Hương Tràm xã Bình Phong Thạnh – Huyện Mộc Hoá hơn 6 năm, ngoài công tác ở trường thầy còn làm thêm 10 công ruộng vào vụ Đông Xuân.
Trường tiểu học Cây Cám có 8 lớp, Cô Huỳnh Thị Tuyết Anh chủ nhiệm lớp 4A1 cho biết ngoài việc dạy học ở trường Cô còn trồng sản xuất cây đay. Được biết xã Bình Phong Thạnh và một số vùng sâu , xa của Mộc Hóa các hộ dân thường trồng lúa và đay, lúa làm vụ Đông Xuân và đay làm vụ Hè Thu. Đay được trồng trên ruộng lúa, khoảng hơn 3 tháng thì thu hoạch, cây đay được ngâm dưới nước cho mục rã, lấy xác rửa rồi phơi và bán cho nhà máy đay GANDI. Một số nghề mà người dân ở đây thường làm là nuôi cá lóc bè trên sông Vàm Cỏ Tây.
Xã Bình Phong Thạnh – Huyện Mộc Hoá là một vùng đầu nguồn của Tỉnh Long An giờ đây đã trở thành một biễn nước mênh mông , tại trường Cả Gừa khi chúng tôi đến thì thầy cô giáo , phụ huynh và các em học sinh đang chuyễn bàn ghế dụng cụ học tập sang một chổ khác cao hơn , tránh bị nước lũ cuốn trôi như năm 2000. Thầy hiệu trưởng cho chúng tôi biết là có công văn của Phòng Giáo Dục cho phép các em học sinh mẫu giáo và Tiểu học được nghĩ học để tránh lũ kể từ ngày 4.9 sau khi khai giảng được gần một tháng.
Theo dự báo của ngành Khí Tượng Thủy Văn thì lũ ở ĐBSCL còn diễn tiến rất phức tạp , tình hình ngập lụt còn kéo dài ít nhất cho đến cuối tháng 10 , thực tế người dân ở địa phương cho biết là nước lên khá nhanh , mới hôm trước mà hôm sau nước đã tràn vào nhà có ngày lên đến 20 – 30 cm , năm ngoái đã phải sống chung với lũ trên dưới 4 tháng.
Chúng tôi rời khỏi trường Tà Kíp trở về Khu Trung Tâm nghiên cứu bảo tồn cho kịp thời gian ra mặt lộ trước khi trời tối , đến Trung tâm lúc 17 giờ 45 , kỷ sư Lợi quyết định dùng chiếc tác ráng composit chạy nhanh hơn đưa chúng tôi ra sau khi trang bị cho mỗi người một chiếc áo phao phòng hờ sự cố , anh vẫn giử liên lạc với đoàn qua diện thoại di động nhưng sóng điện thoại thì khi có khi mất. Cho dù ca nô cố chạy nhanh nhưng trời vẫn sụp tối , trăng rằm đã xuất hiện trên bầu trời trong vắt từ lâu chừ thì sáng hơn , ánh trăng vàng chiếu sáng trên biển nước lũ mênh mông , một vài con sóng bất chợt làm chòng chành ca nô , cô sinh viên đi theo đoàn buột miệng nói “ Hôm nay là ngày Vu Lan ”.
Last modified: September 7, 2001