Chiến Tranh Sinh Học
Phần I: Bệnh Đậu Mùa
BS Hồ Đắc Duy



Mối lo sợ về việc gieo rắc mầm mống bệnh tật càng ngày càng gia tăng không những tại Hoa Kỳ mà còn ở Anh , Đức , Pháp, Úc, Nhật và các quốc gia có tham chiến với Afganistan... Sự phát tán bệnh Than được nhóm khủng bố gây kinh hoàng đang dần có mặt ở nhiều nơi trên thế giới qua hình thức thư tín .  Có thật bệnh Than là mối hiễm nguy hàng đầu không ? Xin giới thiệu bạn đọc một bài biên soạn của BS Hồ Đắc Duy.

    Khi so sánh các loại vũ khí có tầm mức sát thương hàng loạt trên diện rộng gây hậu tức khắc cũng như  lâu dài với mục đích làm suy yếu , gây tâm lý kinh hoàng cho địch quân , người ta đã xữ dụng bom nguyên tữ , khinh khí, các loại vũ khí hóa học như khí độc gây ngạt thở , tê liệt hệ thống thần kinh thì vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn độc nhất , nguy hiễm nhất vì nó tạo ra một loại bệnh dịch không những cho người mà cho những vật nuôi , loại vũ khí này tương đối khó bị phát hiện , một khi đã phát tán thì khó có biện pháp cô lập ngăn chận mầm bệnh cho nên phạm vi sát thương của nó rất rộng không giới hạn về mặt không gian lẫn thời gian , trong lich sử nhân loại đã cho thấy có những trận dịch thời Trung cổ có thể tiêu diệt cả một dân tộc hủy diệt cả một nền văn minh.

    Riêng tại nước ta thì bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư phần Bản Kỷ Tục Biên quyễn XVI trang 36b chép: Hồng Phúc năm thứ I (1572) Năm ấy ,các huyện ở Nghệ An ,đồng ruộng bỏ hoang, không thu được hạt thóc nào, dân đói to, lại bị bệnh dịch, chết đến qúa nữa, nhiều người xiêu giat, kẻ thì lần vào Nam, người thì giạt ra Bắc, trong hạt rất tiêu điều…

    Trong Quốc Triều chính biên toát yếu ghi lại rằng : trận dịch năm 1826 đã làm thiệt mạng 18.000 dân ở Gia Định-Saigon  , Từ năm 1847 trờ về sau thì các trận đại dịch xảy ra vào các măn 1850,1854,1859,1865,1866,1885,1895…trong đó trận dịch năm 1850 là acù liệt nhất “Tả hửu trực kỳ và Nam kỳ lục tỉnh lâu nay dân bị nhiễm bệnh hơi nặng ; Bộ Hộ tính cả Nam,Bắc các hạt bị bệnh hơn 589.460 người lại bị mất trận dịch năm 1885 đã giết chết gần một nữa quân đội viễn chinh Pháp
Hình ảnh của các trận dịch cho thấy mức tác hại khó lường trước được , các bệnh có thể gây ra hiễm họa này không phải là bệnh Than như hiện nay người ta dang xôn xao vì bệnh Than có thể kiễm soát được có thể đề phòng được về phương diện dịch học thì phải kể đến bệnh đậu mùa , dịch tả , dịch hạch rồi mớ đến bệnh Than

Bệnh Đậu Mùa

    Từ rất sớm trước Công Nguyên, trong lịch sử Trung Hoa, người ta đã ghi nhận bệnh này, người Trung Hoa đã biết thổi các bụi vẩy của mụn đậu mùa vào mũi trẻ em, ơÛ Aán Độ người ta đã cho trẻ em mặc quần áo của những người bị bệnh đậu mùa để phòng bệnh. Ở thế kỷ thứ 6, thứ 7, thứ 10 và thứ 17, bệnh đậu mùa diễn ra ở Châu Phi, Pháp, Ai Cập, Châu âu đã làm thiệt mạng gần chục vạn người. Ở Mỹ, bệnh đậu mùa được dập tắt từ năm 1926 và trường hợp bệnh đậu mùa xuất hiện vào tháng 9 năm 1978 tại nước Anh, bệnh nhân là một nhân viên của phòng thí nghiệm bị bệnh do tai nạn nghề nghiệp.

    Trong lịch sử nước ta thì hai câu chuyện được nhắc nhở đến. Bệnh đậu mùa là nguyên nhân làm tử vong đứa con trai lên 5 tuổi của Hãi Thượng Lãn Ông , giết luôn đứa học trò thân thiết và một người láng giềng,  nghe ông kể lại trong phần mỡ đầu của một tác phẫm vĩ đại “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” :

“Tôi có đứa con 5 tuổi, bị bệnh đậu mùa, gặp thầy thuốc chữa sai, không khỏi khóc lóc buồn rầu mở sách đọc trong cơn đau xót … than ôi! bọn điếc đui giết con tôi không đáng nói nữa, trời đất qủy thần ôi, sao mà oan uổng thế ! Đáng tiếc là số mệnh tôi rất gian truân, mới được đứa con qúy hiếm, mắt đẹp mày xanh, trong việc chơi đùa chỉ lấy sách vở bút nghiên làm thích, viết chữ thành dòng, các ca dao, ngạn ngữ, chuyện kể. Nhiều câu dài nghe qua một lần là đã nhớ, nói năng cười đùa đều có  nghĩa lý, có văn vẽ. Có dạng thơ, câu đối … làng xóm cho là lạ. Tôi đau xót như xé gan đứt ruột, đi đứng nằm ngồi mất cả thăng bằng, như ngây như dại gần nữa năm mới hơi nguôi tỉnh”

    Quốc triều Chánh Biên của quốc sử quán triều Nguyễn có ghi tháng 4 năm Canh Thân (1800) vua Gia Long khi đem quân cứu viện ở Bình Định đã chỉ định Hoàng Tử Cảnh (1780 – 1801) ở lại trấn giữ tỉnh Gia Định đến tháng 2 năm sau (1801) Hoàng tử Cảnh  chết vì bệnh đậu mùa. Hoặc bản thân vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa. Tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1882) vua Tự Đức cử Cửu Phẩm Y Sinh Nguyễn Văn Tâm qua Hương Cảng học cách thức chủng ngừa bệnh đậu mùa tại y viện Đông Ba  (Singapore).

    Ý niệm tiêm chích để chủng ngừa bệnh đậu mùa được coi là một phát kiến sớm nhất ở vùng Trung Đông, Thổ Nhỉ Kỳ. Vào những năm 1713 – 1716, hội Hoàng Gia Anh nhận được thông báo giữa Emnanuel Timoni và Giacomo Pilarini và sau đó của Hans Sloane từ Thổ Nhỉ Kỳ đề cập đến phương pháp tiêm chích này. Năm1780 Genner(1749-1823) đã nhận thấy có loại đậu bò thật với những mụn mũ đặc thù ở núm vú bò, chỉ những người mắc bệnh này mơí có khả năng phòng được bệnh đậu mùa còn những dạng đậu bò khác kghông có khả năng phòng bệnh. Hơn nữa chỉ một giai đoạn phát triển nhất định, mụn mũ đậu bò mới có khả năng phòng bệnh khi tiêm chủng vào người lành cho mãi đến năm 1798 thì công trình nghiên cứu của ông mới được chấp nhận. Phương pháp chủng đậu của Genner nhanh chóng được phổ biến khắp Aâu Châu, rồi lan đến Aán Độ, Trung Quốc và Hương Cảng  …

    Thời điểm Hải Thượng Lãn  Oâng hoàn thành tập Mộng Trung Giác Đậu thì  bên kia trời Aâu Edward Jenner cũng vừa khám phá và hoàn chỉnh phương pháp chủng ngừa bệnh đậu mùa. Khó có một tác giả nào nghiên cưú về bệnh đậu mùa trên thế giới quan sát kỷ bằng ông về phương diện lâm sàng .Trong sách Mộng Trung Giác Đậu ông đã viết như sau : Bệnh Đậu phát sốt rồi thì đậu mới mọc ra ,nhanh nhất là một ngày,trung bình là ba ngày, chậm nữa là 5,6 ngày mà thôi…về cách soi đèn để quan sát mụn đậu ông viết :

“Lấy giấy bản cuộn lại thành điếu (thoi dài), tẩm dấu vừng cho thấm hết rồi hong khô, đến khi dùng lại tẩm thêm dấu mè rồi hơ qua lại trên ngọn đèn khiến cho dầu không sủi giỏ giọt để khỏi gây phỏng. Khi soi phải đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào, cho trong nhà thật tối. Muốn soi ở bên trái thì đưa ngọn đèn sang bên phải, muốn soi bên phải thì đưa ngọn đèn sang bên trái. Muốn soi chỗ trên hay chỗ dưới thì cũng theo cách ấy. Đậu nhiều hay ít, màu sắc ra sao đều có thể thấy được. Lại dùng tay mà sờ, nếu thấy lằn sờ theo tay màu hồng đổi sang màu trắng, hoặc màu trắng đổi sang màu hồng, chứng tỏ huyết hoạt thì có cơ sống được. Nếu sờ vào không trắng, nhấc tay không thấy hồng chứng tỏ huyết khô thì tuy đậu mọc khô cũng là chứng nguy.

Vì mụn sởi mọc nông ở ngoài da mà ở phía trong không có gốc. Mụn đậu có gốc ở tầng thịt, gốc rất sâu, cho nên lấy tay sờ có thể thấy được hạch gốc của mụn đậu mà nghiệm biết. Quan sát dưới ánh nắng mặt trời không thể thấy dược. Lấy lửa soi mà trẻ lên kinh co giật, gào khóc cũng là chứng hậu của đậu. Vì hỏa của Tâm mạch qúa, lại gặp hỏa (lửa) ở ngoài mà gây nên chứng sự như vậy. Cách chữa nên lợi tiểu nhẹ để dẫn hỏa ở Tâm đi xuống, nếu không thì kinh giật lại nặng hơn lên.
Tôi có một phép quan trọng có thể xem biết đậu lành dữ, càng làm càng thấy đúng. Lúc soi, đưa đèn trên mụn đậu, nếu thấy sắc của mụn đậu và ánh sáng của đèn phản xạ lại nhau, theo ánh sáng đèn qua lại, mụn đậu lấp lánh như có vẻ chuyển động.”

    Siêu vi  gây bệnh đậu mùa tạo các triệu chứng nóng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu và lưng dữ dội, da nổi những vết tròn sau sẽ thành những vết rỗ sâu. Tử vong do bệnh khoảng 30%. Đậu mùa đã bị tiêu diệt từ năm 1980.

    Đậu mùa rất lây . Nếu bây giờ chỉ cần một vài trường hợp xuất hiện là có một sự hỗn loạn ngay trong đời sống xã hội và một gánh nặng cho ngành y tế vì nó sẽ lan truyền nhanh chóng. Từ năm 1972, không ai còn chích ngừa đậu mùa, những người chích ngừa trước 1972, kháng thể trong cơ thể họ đã giảm nhiều sau 10 năm, nên nếu bây giờ có dịch, thì ít người tránh được. Thuốc chủng ngừa đậu mùa hình như không còn được sản xuất.

    Chính thức, chỉ có hai nguồn lưu trữ siêu vi đậu mùa trên thế giới là ở Mỹ và Nga, với mục đích nghiên cứu, được canh chừng cẩn mật. Có thể còn những nơi lưu trữ bí mật khác ở Iraq, Bắc Hàn và Nga.
 

Last modified: October 28, 2001